Thần thoại Wadjet

Tên của nữ thần nghĩa là "Màu của cây cói". Trong tiếng Ai Cập cổ đại, wadj là màu xanh lá (màu của loài cói) và et chỉ giới tính nữ[3]. Theo những văn tự cổ xưa, bà là người đã tạo nên những vùng đầm lầy, từ đó loài cói mới phát triển[4].

Theo thần thoại, sau khi 2 người con là ShuTefnut ra đi và bị lạc trong vùng nước của thần Nun, thần Atum (hoặc Ra) đã gửi "con mắt" của mình để tìm 2 thần. Biết ơn vì đã giúp gia đình đoàn tụ, Ra đã biến nữ thần thành con rắn hổ mang, đặt lên đầu mình để có thể bảo vệ ngài[4]. Vì vậy, đôi khi "Con mắt của Ra" được gọi là Wadjet. Bastet, Sekhmet, Hathor và một số nữ thần khác cũng nhận danh hiệu này, và đều được coi là con gái của Ra. Từ chuyện đó nên biểu tượng Uraeus xuất hiện rất nhiều trên các mũ miện pharaoh.

Mặt nạ bằng vàng của vua Tut với biểu tượng Uraeus.

Wadjet thường được coi là một vị thần hung dữ, ngược lại với tính cách nhẹ nhàng của Nekhbet. Tuy vậy, bà đã giúp IsisHorus trốn tránh khỏi Set khi ở dưới đầm lầy. Vì vậy bà được xem là người bảo hộ cho mọi bà mẹ và những đứa con của họ. Khi Horus trưởng thành, cả 2 nữ thần Nekhbet và Wadjet đều cùng ông chiến đấu với Set. Horus hóa thành đĩa Mặt trời với đôi cánh, trong khi Nekhbet và Wadjet hóa thành 2 con rắn vây quanh mặt trời. Vào thời vương triều thứ 18, các nữ hoàng thường gắn thêm biểu tượng 2 con rắn thần trên vương miện của họ[4].

Sau khi Thượng và Hạ thống nhất, Nekhbet và Wadjet trở thành vợ của thần sông Nile Hapi, con sông chảy qua 2 vùng đất[5]. Đôi khi Nekhbet, BastMut liên kết với nhau trở thành bộ ba Mut-Wadjet-Bast.

Nữ thần Nekhbet còn được gọi với danh hiệu "Nữ thần của lửa", do sự phun lửa vào kẻ thù khi bảo vệ thần Ra, giống như rắn hổ mang phun nọc vào mắt những kẻ tấn công nó[6].